Làng nghề truyền thống Quán Hương

Được hình thành cách đây hơn 200 năm, dù trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, làng nghề Quán Hương vẫn tồn tại và phát triển cho đến tận ngày hôm nay, với những con người rất tâm huyết với nghề làm hương được kế thừa từ các bậc cha ông.

Với những người thợ làm hương ở Quán Hương, để có thể cho ra một sản phẩm tốt, người thợ thường rất chú ý đến khâu tuyển chọn nguyên vật liệu.

Ở Quán Hương, quế phải lấy từ bột của vỏ cây quế để đảm bảo hương thơm, tiếp đến là các hương vị như quỳnh đàm, tùng, trám, mai,.. Chu hương được mua ở Hà Nội thường được làm từ ruột tre Là Ngà chẻ nhỏ, nhưng phải phơi thật khô để khi đốt lên cây hương sẽ cháy đều và sẽ không bị tắt giữa chừng. Sau khi mua chu hương về, người thợ sẽ tiến hành công đoạn tạo màu cho chân của chu hương, thường là màu đỏ sẫm.

Để có được màu sắc cho chân chu hương, người thợ sẽ hòa một lượng bột màu thích hợp trong nước sôi nóng, nước càng nóng thì màu chân chu hương càng tươi và giữ được lâu. Nhúng chân chu hương qua một vài lần, sau đó người thợ sẽ đem phơi khô lại.

Tiếp đến là chọn bột cưa, bột cưa phải chọn từ những cây gỗ xốp, mềm, thân tốt, không bị mối mọt, khô, ít hút nước.

Tuy nhiên, để tạo nên hương thơm khác biệt cho các loại hương lại tùy thuộc vào bí quyết của từng người thợ. Thường thì người thợ sẽ pha chế các thành phần hương liệu theo một tỉ lệ thích hợp bằng phương pháp gia truyền để tạo ra sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Sau công đoạn làm hương, hương thành phẩm sẽ được đem phơi nắng đến khi nào khô thì đóng gói và đem đi tiêu thụ.

Nghề làm hương trầm tính đến ngày nay đã trải qua hàng ngàn năm lưu giữ, phát triển, thể hiện nét đẹp trong văn hóa làng nghề dân tộc Việt Nam. Bên cạnh giá trị về tâm linh, làng nghề truyền thống Quán Hương còn thể hiện những giá trị về văn hóa cũng như du lịch với những sạp bán hương trầm, những cơ sở sản xuất trải dài với những màu sắc bắt mắt.

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là tới Tết Nguyên đán. Những ngày Tết sẽ không thể thiếu được mùi thơm thiêng liêng của những nén hương trầm đầy dư vị. Góp phần vào những cung bậc cảm xúc đầy dư vị ấy hẳn có những nén hương trầm được làm từ những bàn tay tần tảo của người dân Quán Hương.

Khám phá ẩm thực Tết Đà Nẵng

Tết nguyên đán là một dịp lễ quan trọng của tất cả mọi miền trên đất nước Việt Nam. Vào những ngày tết, người ta thường dọn những mâm cỗ rất thịnh soạn để chào đón một năm mới tốt đẹp hơn, để quây quần bên gia đình, người thân, bạn bè… và mỗi miền đều có những đặc trưng riêng biệt về ẩm thực. Hôm nay, chúng ta hãy cùng khám phá mâm cỗ tết cổ truyền tại Đà Nẵng nhé.

Bánh tét là một món ăn luôn có trên mâm cỗ của tất cả mọi người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu. Món ăn này được lưu truyền từ đời xa xưa của tổ tiên ta và vẫn còn tồn tại cho đến tận bây giờ. Bánh tét mới nấu xong ăn rất ngon, mềm thơm của loại bánh truyền thống. Đối với người dân Đà Nẵng, trông thấy bánh tét là thấy xuân đã về.

Món ăn thứ 2 đó là chả bò Đà Nẵng. Đây là một đặc sản của người dân Đà Thành đã tồn tại lâu đời từ thuở xưa và cho đến ngày nay, món chả bò này đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng vang danh.

Thịt dầm mắm là món ăn khá được yêu thích của người dân Đà Nẵng. Thịt phải tươi ít mỡ. Sau khi xếp thịt vào hũ, đổ mắm ngập bề mặt. Đợi khoảng 4-5 ngày khi thấy lớp da và thịt chuyển sang màu vàng là có thể ăn được. Thịt dầm ăn kèm bánh tráng và rau sống là hợp gu luôn nhé, là món ăn cực ngon dành cho ngày tết ở Đà Nẵng.

Tré thường ngày là món ăn nhâm nhi của các bác các chú và thậm chí là các mẹ cũng khá ghiền món này, tré không đơn giản chỉ là món ăn mà nó còn là tinh tuý ẩm thực của Đà Thành vì vậy tré luôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác và thường được trưng bày trên các mâm cỗ ngày tết, cho tới bây giờ tré vẫn giữ đúng hương vị và sự dân dã thân thương của chính nó.

Bánh tổ Đà Nẵng được làm từ mẻ, gừng, đường đen và gạo nếp. Vào ngày Tết, những chiếc bánh tổ được xắt nhỏ bày lên đĩa khi có khách đến nhà. Ngồi cùng trò chuyện và thưởng thức nhâm nhi chiếc bánh tổ ngày tết thật sự là một điều tuyệt vời.

Dưa món Đà Nẵng được kết hợp rất nhiều loại rau củ khác nhau như củ kiệu, củ cải, dưa leo, đu đủ, cà rốt,… ngâm với nước muối loãng cho lên men rồi ăn kèm với các món ăn mặn khác, đem lạ một hương vị tuyệt vời.

 

Bánh khô mè khá giống mè xửng Huế nhưng không phải, bánh khô mè mang hương vị đặc trưng của người Đà Nẵng, bánh giòn chứ không mềm dai như mè xửng Huế. Vào những ngày tết, người ta thường ngồi cùng nhau trò chuyện uống trà và thưởng thức bánh khô mè của Đà Nẵng.

Liên hệ với Ban quản lý tòa nhà để tìm kiếm căn hộ cho thuê tốt nhất tại Azura.

Địa chỉ:

339 Trần Hưng Đạo, An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng 

 

 

 

Property & Management Company

  • azura.bqt20@gmail.com
  • +84 (0) 236 3928 100
    +84 (0) 236 3928 068

    © AZURA. All rights reserved. TERMS OF USE and PRIVACY POLICY