Làng nghề truyền thống Quán Hương

Được hình thành cách đây hơn 200 năm, dù trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, làng nghề Quán Hương vẫn tồn tại và phát triển cho đến tận ngày hôm nay, với những con người rất tâm huyết với nghề làm hương được kế thừa từ các bậc cha ông.

Với những người thợ làm hương ở Quán Hương, để có thể cho ra một sản phẩm tốt, người thợ thường rất chú ý đến khâu tuyển chọn nguyên vật liệu.

Ở Quán Hương, quế phải lấy từ bột của vỏ cây quế để đảm bảo hương thơm, tiếp đến là các hương vị như quỳnh đàm, tùng, trám, mai,.. Chu hương được mua ở Hà Nội thường được làm từ ruột tre Là Ngà chẻ nhỏ, nhưng phải phơi thật khô để khi đốt lên cây hương sẽ cháy đều và sẽ không bị tắt giữa chừng. Sau khi mua chu hương về, người thợ sẽ tiến hành công đoạn tạo màu cho chân của chu hương, thường là màu đỏ sẫm.

Để có được màu sắc cho chân chu hương, người thợ sẽ hòa một lượng bột màu thích hợp trong nước sôi nóng, nước càng nóng thì màu chân chu hương càng tươi và giữ được lâu. Nhúng chân chu hương qua một vài lần, sau đó người thợ sẽ đem phơi khô lại.

Tiếp đến là chọn bột cưa, bột cưa phải chọn từ những cây gỗ xốp, mềm, thân tốt, không bị mối mọt, khô, ít hút nước.

Tuy nhiên, để tạo nên hương thơm khác biệt cho các loại hương lại tùy thuộc vào bí quyết của từng người thợ. Thường thì người thợ sẽ pha chế các thành phần hương liệu theo một tỉ lệ thích hợp bằng phương pháp gia truyền để tạo ra sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Sau công đoạn làm hương, hương thành phẩm sẽ được đem phơi nắng đến khi nào khô thì đóng gói và đem đi tiêu thụ.

Nghề làm hương trầm tính đến ngày nay đã trải qua hàng ngàn năm lưu giữ, phát triển, thể hiện nét đẹp trong văn hóa làng nghề dân tộc Việt Nam. Bên cạnh giá trị về tâm linh, làng nghề truyền thống Quán Hương còn thể hiện những giá trị về văn hóa cũng như du lịch với những sạp bán hương trầm, những cơ sở sản xuất trải dài với những màu sắc bắt mắt.

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là tới Tết Nguyên đán. Những ngày Tết sẽ không thể thiếu được mùi thơm thiêng liêng của những nén hương trầm đầy dư vị. Góp phần vào những cung bậc cảm xúc đầy dư vị ấy hẳn có những nén hương trầm được làm từ những bàn tay tần tảo của người dân Quán Hương.

Đến Đà Nẵng, nhớ ghé làng chài xưa

Ngoài những nét đẹp mang đậm tính hiện đại, tại Đà Nẵng cũng lưu giữ không ít những vẻ đẹp truyền thống lâu đời. Nằm dưới chân bán đảo Sơn Trà, làng chài cổ Mân Thái chẳng biết có tự bao giờ, chỉ biết rằng khi Sơn Trà còn hoang vắng, người dân nơi đây đã sống bằng nghề đánh bắt hải sản.

Làng chài cổ Mân Thái chẳng biết có tự bao giờ, chỉ biết rằng khi Sơn Trà còn hoang vắng, người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt hải sản để mưu sinh, rồi lập làng. Lâu dần, ngôi làng trở thành bến đậu bình yên, nuôi dưỡng biết bao thế hệ người con Mân Thái. Trên đường đến làng chài Mân Thái, du khách sẽ được ngắm nhìn bán đảo Sơn Trà yên bình trong nắng mai.

Ghé đến đây vào mỗi sáng sớm, du khách sẽ được chứng kiến nhịp sống sôi động của người dân chài. Mặc cho cuộc mưu sinh nhọc nhằn nhưng người làng Mân Thái vẫn nở trên môi nụ cười hiền hậu.

Nhộn nhịp nhất là vào lúc sáng mai. Trong ánh bình minh, tiếng í ới, tiếng người gọi nhau vang động như đánh thức cả một vùng Sơn Trà đang còn ngái ngủ. Từ những chiếc thuyền thúng trĩu, những con cá tươi ngon thân bạc trắng theo chân các chị, các mẹ tỏa đi các chợ ở Đà Nẵng cho kịp buổi chợ sáng.

Với người làng Mân Thái, biển là làng mà làng cũng là biển. Những đứa con Mân Thái lớn lên, rời làng đi xa quê hương lập nghiệp, nhưng lúc rảnh rỗi hay khi mỏi mệt, họ lại trở về với làng, về để được ôm biển vào lòng, để biển cuốn trôi đi bao nhiêu muộn phiền của cuộc bon chen nơi phố thị và để tìm lại sự bình yên cho tâm hồn. Sự nhọc nhằn, chịu khó của những ngư dân nơi đây đã được truyền qua biết bao thế hệ. Nét sinh hoạt, lao động bản địa như kéo lưới, quăng chài theo kiểu truyền thống như đi bằng thuyền thúng, cả gia đình cùng chung tay thu lưới vào bờ. Niềm vui qua từng nụ cười, cử chỉ cũng đã đủ làm lòng người được hạnh phúc.

Có lẽ, đẹp nhất khi chiêm ngưỡng làng chài Mân Thái vẫn là khi bình minh. Khoảng thời gian bình minh trên bãi biển Mân Thái chính là những giây phút hạnh phúc, tràn ngập sức sống của những thế hệ người dân nơi đây.

Sự vất vả, mệt nhọc có thể thấy được qua từng giọt mồ hôi đã được đền đáp bằng những mẻ lưới cá tôm . Dường như, những điều đó đã được sắp đặt trước khi họ có được cái duyên được sống, được làm ăn trên vùng biển cha ông bao đời nay. Cái không khí mặn nồng mùi hương của biển, của hải sản gần bờ lan tỏa khắp một vùng. Đó cũng là điều thú vị nhất, điều tự hào nhất mà nơi đây có được.

Khám phá ẩm thực Tết Đà Nẵng

Tết nguyên đán là một dịp lễ quan trọng của tất cả mọi miền trên đất nước Việt Nam. Vào những ngày tết, người ta thường dọn những mâm cỗ rất thịnh soạn để chào đón một năm mới tốt đẹp hơn, để quây quần bên gia đình, người thân, bạn bè… và mỗi miền đều có những đặc trưng riêng biệt về ẩm thực. Hôm nay, chúng ta hãy cùng khám phá mâm cỗ tết cổ truyền tại Đà Nẵng nhé.

Bánh tét là một món ăn luôn có trên mâm cỗ của tất cả mọi người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu. Món ăn này được lưu truyền từ đời xa xưa của tổ tiên ta và vẫn còn tồn tại cho đến tận bây giờ. Bánh tét mới nấu xong ăn rất ngon, mềm thơm của loại bánh truyền thống. Đối với người dân Đà Nẵng, trông thấy bánh tét là thấy xuân đã về.

Món ăn thứ 2 đó là chả bò Đà Nẵng. Đây là một đặc sản của người dân Đà Thành đã tồn tại lâu đời từ thuở xưa và cho đến ngày nay, món chả bò này đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng vang danh.

Thịt dầm mắm là món ăn khá được yêu thích của người dân Đà Nẵng. Thịt phải tươi ít mỡ. Sau khi xếp thịt vào hũ, đổ mắm ngập bề mặt. Đợi khoảng 4-5 ngày khi thấy lớp da và thịt chuyển sang màu vàng là có thể ăn được. Thịt dầm ăn kèm bánh tráng và rau sống là hợp gu luôn nhé, là món ăn cực ngon dành cho ngày tết ở Đà Nẵng.

Tré thường ngày là món ăn nhâm nhi của các bác các chú và thậm chí là các mẹ cũng khá ghiền món này, tré không đơn giản chỉ là món ăn mà nó còn là tinh tuý ẩm thực của Đà Thành vì vậy tré luôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác và thường được trưng bày trên các mâm cỗ ngày tết, cho tới bây giờ tré vẫn giữ đúng hương vị và sự dân dã thân thương của chính nó.

Bánh tổ Đà Nẵng được làm từ mẻ, gừng, đường đen và gạo nếp. Vào ngày Tết, những chiếc bánh tổ được xắt nhỏ bày lên đĩa khi có khách đến nhà. Ngồi cùng trò chuyện và thưởng thức nhâm nhi chiếc bánh tổ ngày tết thật sự là một điều tuyệt vời.

Dưa món Đà Nẵng được kết hợp rất nhiều loại rau củ khác nhau như củ kiệu, củ cải, dưa leo, đu đủ, cà rốt,… ngâm với nước muối loãng cho lên men rồi ăn kèm với các món ăn mặn khác, đem lạ một hương vị tuyệt vời.

 

Bánh khô mè khá giống mè xửng Huế nhưng không phải, bánh khô mè mang hương vị đặc trưng của người Đà Nẵng, bánh giòn chứ không mềm dai như mè xửng Huế. Vào những ngày tết, người ta thường ngồi cùng nhau trò chuyện uống trà và thưởng thức bánh khô mè của Đà Nẵng.

TRẢI NGHIỆM PHONG CÁCH MANGALA – “Tinh thực dưỡng thân – Sinh thực dưỡng thần”

Cuộc sống hiện đại bộn bề dễ dàng cuốn chúng ta vào vòng xoáy vô định của chủ nghĩa vật chất. Vậy, làm thế nào để sống thật bình tâm, hạnh phúc và an yên? Có thể lối sống thiền là câu trả lờ bạn đang kiếm tìm.

Sau những ngày làm việc chăm chỉ, chúng ta nhận ra mình đang lạc lối giữa mê cung hàng hóa bất tận. Khi khoảnh khắc vui vẻ vì được sở hữu những bộ quần áo xinh đẹp, trang sức sành điệu, túi xách hàng hiệu, ngôi nhà lộng lẫy tan biến, bạn sẽ tiếp tục cảm thấy hài lòng trong bao lâu? Nếu bạn trả lời là “Rất nhanh thôi!” thì đây chính là thời điểm thích hợp để tìm hiểu về lối sống thiền đấy! Đây là một cách sống lạc quan, tích cực, dẫn dắt chúng ta trở về với những trải nghiệm sống tự do và ý niệm tinh tế.

Trà đạo là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch.

Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.

Nhiều người lựa chọn lối sống thiền đã lựa chọn áp dụng một thực đơn xanh cho bữa ăn hằng ngày của mình. Cụ thể chính là những món ăn có xuất phát từ thực vật như rau củ, hoa quả. Ăn nhiều thực phẩm thực vật, hạn chế tiêu thụ thịt động vật. Đặc biệt, các loại ngũ cốc hay yến mạch cung cấp cho người sử dụng rất nhiều năng lượng. Hơn nữa chúng cũng khá dễ dàng tiêu hoá, không gây cảm giác đầy bụng, đầy hơi. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm này sẽ giúp cơ thể bạn luôn cảm thấy nhẹ nhàng.

Học cách điều chỉnh nhịp thở cũng là một việc quan trọng. Bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn khi tập luyện những bài tập thở sâu. Nó làm thư giãn tâm trí bằng cách kích thích hệ thần kinh phó giao cảm. Hơi thở nông (không sâu) là một trong nhiều lý do làm bạn căng thẳng. Không hít thở đủ đồng thời làm căng cơ. Vì vậy, hãy hít thở sâu thường xuyên để có tâm trạng tốt, thả lỏng các cơ và tránh stress. Ngoài ra, hít thở sâu cũng giúp kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, giúp hệ miễn dịch chúng ta luôn khỏe mạnh.

MANGALA ZEN GARDEN

Nếu bạn muốn thử trải nghiệm lối sống thiền, bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua địa điểm mang tên Mangala Zen Garden Resort.

Đuợc thiết kế riêng biệt, khu nghỉ dưỡng Tịnh viên Mangala Zen Garden nằm trong Ocean Villas, tọa lạc trên bờ biển Non nước với thế đất “Nghinh Thủy, tọa Sơn”, trước là biển Đông, sau là núi Ngũ Hành Sơn. Đặc biệt hơn cả, đó là Tịnh viên Mangala Zen Garden lấy cảm hứng bất tận từ  bộ kinh nổi tiếng mang tên “Maha Mangala’s Sutta”.

Tịnh viên có một không gian của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, các bạn có thể tận hưởng trọn vẹn cảnh mặt trời mọc trên biển để bắt đầu trải nghiệm của mình tại Tịnh viên Mangala Zen Garden, đón nhận hơi thở giao hoà đầy ắp thiên khí với các bài tập duỡng sinh, tập thở, thiền định hay chạy bộ trên biển và rồi đắm mình trong dòng sóng nuớc xanh ngắt trên bờ biển Non Nước.

Không gian trong Tịnh viên Mangala Zen Garden duợc sử dụng bằng những loại gỗ tự nhiên, gần gũi, đậm chất thiền và hoà cùng những trải nghiệm độc đáo, vi diệu chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một cảm giác giao hoà, ấm áp. Đến với Mangala, các bạn sẽ thật sự được tận hưởng những phút giây an yên, tạm quên đi những phiền muộn trong cuộc sống để cảm nhận một nhịp chậm của cuộc sống mà rất lâu rồi đã bị chúng ta lãng quên.

Không chỉ là sự hoàn hảo của sự chăm sóc chu toàn cho các phòng ngủ tinh tế  và căn hộ cao cấp với bãi biển riêng, hồ bơi riêng kết hợp với nhà hàng ẩm thực Á-Âu và khu Dưỡng sinh, sân tennis, sân golf, khu thể thao ngoài trời, trên biển, trung tâm chăm sóc sức khoẻ, vườn thiền trà, thư viện, du lịch, lữ hành cho đến không gian tổ chức các sự kiện trang trọng, lãng mạn trên cát biển mà còn ẩn chứa một phong cách sống, phong cách “Mangala”.

Hợp đồng cho thuê nhà

HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở

Theo quy định của Luật nhà ở năm 2014, đối với hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc quy định hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi bên tham gia hợp đồng.

Về mẫu hợp đồng thuê nhà ở, các bên có thể tham khảo nghị định 76/2015/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết về luật kinh doanh bất động sản.

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở

Theo quy định tại khoản 5 điều 121 về luật nhà ở, hợp đồng thuê nhà ở phải bao gồm các nội dung sau:

1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch

3. Giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền

5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời hạn cho thuê

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

7. Cam kết của các bên;

8. Các thỏa thuận khác;

9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Lưu ý: Mặc dù pháp luật quy định hợp đồng thuê nhà ở phải có những nội dung này, tuy nhiên các bên có thể bổ sung thêm những điều khoản về giải quyết tranh chấp (dispute resolution); hoặc những điều khoản về luật điều chỉnh hợp đồng (Governing law). Bởi vì hợp đồng thuê nhà ở được giao kết giữa một bên là người nước ngoài, một bên là tổ chức, cá nhân Việt Nam, do vậy các bên nên quy định về vấn đề luật điều chỉnh để thống nhất về luật nơi điều chỉnh hợp đồng nếu có tranh chấp xảy ra.

Nội dung của hợp đồng phải thỏa mãn quy định tại khoản 5 Điều 121 Luật nhà ở năm 2014. Ngoài ra, trong quá trình giao kết và soạn thảo hợp đồng các bên phải chú ý tới điều sau:

Các bên phải miêu tả rõ trong hợp đồng đối tượng của hợp đồng. Trong hợp đồng thuê nhà ở, các bên phải miêu tả rõ đặc điểm, vị trí, số lượng, tình trạng,…của nhà ở. Việc mô tả rõ ràng và đầy đủ đặc điểm của nhà ở sẽ giúp các bên có căn cứ để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Ví dụ: Bên thuê có thể yêu cầu bên cho thuê bàn giao nhà ở theo đúng hình dáng, chất lượng và tình trạng trong trường hợp bên cho thuê không bàn giao đúng nhà ở theo quy định thỏa thuận.

Liên hệ với Ban quản lý tòa nhà để tìm kiếm căn hộ cho thuê tốt nhất tại Azura.

Địa chỉ:

339 Trần Hưng Đạo, An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng 

 

 

 

Property & Management Company

  • azura.bqt20@gmail.com
  • +84 (0) 236 3928 100
    +84 (0) 236 3928 068

    © AZURA. All rights reserved. TERMS OF USE and PRIVACY POLICY